Tại sao chúng ta like, share, comment và tiếp tục sử dụng Facebook

23/06/2015 2:34:24 CH

Tại sao chúng ta like, share, comment và tiếp tục sử dụng Facebook



“Mỗi khi tôi lên Facebook để làm một công việc cụ thể như tìm kiếm lại một đường link đã lưu hay kiểm tra thông tin trên Fanpage thì có một điều gì đó kì lạ xảy ra.


Mặc dù chủ đích của tôi là hoàn thành các việc đã đề ra ban đầu, nhưng tôi vẫn bị xao nhãng. Tôi quên mất mình lên Facebook để làm việc gì và bắt đầu kiểm tra các thông báo, xem các bài đăng gần đây.”


Điều này thật ra không phải là ngẫu nhiên. Khoa học lẫn tâm lý học đã giải thích được vì sao rất nhiều người trong chúng ta lại dán mắt vào Facebook cả ngày.


Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm ra lý do tại sao chúng ta có xu hướng thực hiện những thao tác trên Facebook như like, post, share, comment,…


Có hàng tá nguyên nhân bắt nguồn từ tâm lý giải thích tại sao Facebook lại thu hút đến như vậy. Bài viết này phân tích về Facebook dưới góc độ tâm lý học, điều gì đã khiến chúng ta like, share, comment và tiếp tục sử dụng Facebook.


Tại sao chúng ta nghiện Facebook đến vậy


Tại sao chúng ta nghiện Facebook đến vậy



Rất nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu những gì xảy ra bên trong bộ não của chúng ra khi tham gia vào mạng xã hội, đặc biệt là Facebook.


Một khám phá gần đây đã chỉ ra có một kết nối rất lớn giữa trung tâm điều khiển não bộ và Facebook được gọi là Accumbens. Vùng này làm nhiệm vụ xử lý các vấn đề liên quan đến đồ ăn,

sex, tiền và sự công nhận của xã hội.


Khi chúng ta nhận được một phản hồi tích từ trên Facebook, thì phần này của bộ nào sẽ được sáng lên. Chúng ta càng sử dụng Facebook nhiều thì cảm giác chúng ta nhận được sẽ càng lớn.


Một khảo sát khác trên nhóm tình nguyện là sinh viên, trạng thái của những người này khi xem các thông tin trên Facebook được gọi là Flow, nó giống như cảm giác vui sướng, hạnh phúc khi bạn mải mê với một dự án mới hay học một kỹ năng mới.


like


Tại sao chúng ta “Like”


Có thể thấy rằng, nút “Like “ là biểu tượng chúng ta nhận biết về Facebook.


Theo Facebook:


Nút “Like” là một cách để đưa ra phản hồi tích cực hay kết nối với những điều bạn quan tâm trên Facebook. Bạn có thể thích nội dung bài đăng của bạn bè như một cách đưa ra phản hồihoặc thích một trang mà bạn muốn kết nối trên Facebook.


Một cuộc khảo sát của trung tâm nghiên cứu Pew trên hàng ngàn người Mỹ về hoạt động trên mạng xã hội, kết quả cho thấy rằng 44% người dùng Facebook “thích” nội dung đăng bởi bạn bè của họ tối thiểu một lần một ngày, và 29% like nhiều lần một ngày.


Vậy điều gì đã khiến chúng ta thích một dòng trạng thái, một hình ảnh hay một trang? Đây là một số lý do:


Ấn “Like” rất nhanh và dễ dàng


Có thể cách dễ nhất để xác định nút “Like” có ý nghĩa gì với chúng ta là ngừng sử dụng nó. Elan Morgan đã làm điều này 2 tuần và đây là những gì cô khám phá ra:


“Nút Like như là một sự ủng hộ, một cái gật đầu tán thành khi ta đang ở trong một căn phòng lớn. Nó là cách dễ nhất để nói lên sự đồng ý của bạn. Và tôi thật sự cảm thấy day dứt khi không ấn Like bài đăng nào đó, mặc dù việc đó không đồng nghĩa với việc không chấp nhận hay không đồng cảm. Ngoài ra chức năng Like còn giúp tôi có thêm nhiều động lực để viết bài. “


Nhằm khẳng định một thứ gì đó về ai đó


Một điều mà chúng ta có thể không nhận ra về Facebook đó là khi chúng ta Like nhiều về chủ đề gì đó, nó sẽ nói lên một số điều về chính chúng ta. Một cuộc khảo sát trên 58,000 người thông qua một ứng dụng của Facebook, khảo sát đã cho thấy việc Like giúp dự đoán những điểm chung của các người dùng:


Dựa vào những danh sách mà người dùng Like, thuật toán sẽ xác định được người dùng đó là giới tính như thế nào (chính xác 93%), bao nhiêu tuổi (chính xác 75%), là Mỹ trắng hay Mỹ đen (chính xác 95%), có gay không (chính xác 88%), và theo chế độ Dân chủ hay Cộng hòa (chính xác 85%).


Để thể hiện sự đồng cảm


Đôi khi chúng ta muốn thể hiện sự tán thành với bạn bè của mình, người quen hay cách mà họ suy nghĩ, mạng xã hội là một nơi để ta có làm việc đó. Và nó đã ảnh hưởng đến cả cuộc sống thật của chúng ta.


Một báo cáo từ chương trình Psychology Today đã chỉ ra rằng việc dành thời gian trên mạng xã hội và tương tác qua những tin nhắn ngắn sẽ giúp ta thể hiện sự đồng cảm.


Bởi vì tính hữu dụng


Động cơ này đơn giản hơn và thể hiện khi chúng ta thích một thương hiệu hay một doanh nghiệp. Trung tâm Syncapse đã giải thích rằng người ta sẽ chọn thích một trang bởi lý do rất thực tế như việc muốn nhận coupon hay các thông tin mới từ các công ty họ thích.


Lý do để trở thành một Fan của Thương hiệu trên Facebook


49% Để hỗ trợ thương hiệu mình thích
42% Để nhận coupon hay giảm giá
41% Để nhận những thông tin từ thương hiệu mình thích
35% Để tham gia cuộc thi
31% Để chia sẻ trải nghiệm
27% Để chia sẻ mối quan tâm/ lối sống của mình với người khác
21% Để khảo sát khi muốn tìm hiểu về một sản phẩm hay dịch vụ
20% Thấy bạn mình đã Thích
18% Do quảng cáo của thương hiệu
15% Do được người khác khuyến khích


Ngược lại, lý do để không thích một thương hiệu chủ yếu là do tính riêng tư hoặc chất lượng sự trải nghiệm:


54% Không muốn bị dội bom quảng cáo
45% Không muốn lộ thông tin cá nhân cho bất kì công ty nào
31% Không muốn thể hiện lên trên Newsfeed của bạn bè
29% Không muốn các công ty liên hệ với tôi qua Facebook
23% Không thấy lợi ích từ trang đó
19% Không muốn những suy nghĩ hay điều quan tâm gây ảnh hưởng đến bạn bè
8% Không thấy trang đáng để Thích
4% Không hiểu Thích có ý nghĩa gì đến một công ty qua Facebook


Lưu ý: Like đã trở thành đơn vị tiền tệ trên mạng xã hội, nếu bạn thích hãy “Like” thoải mái, nhưng đừng mong đợi quá nhiều về việc nhận lại.


comment


Tại sao chúng ta comment (bình luận)


Có thể dễ nhận ra câu trả lời rằng: chúng ta chỉ bình luận khi ta có điều gì đó để nói.


Một điều thú vị đó là khi chúng ta nhận được lời bình luận, não bộ chúng ta sẽ phản ứng lại tương tự việc nhận Like. Moira Burke đã nghiên cứu trên 1,200 người dùng Facebook và nhận ra rằng việc gửi một tin nhắn cá nhân sẽ giúp đáp ứng, thỏa mãn cho người nhận nhiều hơn là việc ấn Like. Cô gọi nó là “giao tiếp tĩnh” (Tạm dịch từ “composed communication”)


Những người nhận được “giao tiếp tĩnh” như trên sẽ bớt cô đơn hơn. Trong khi đó những người được Like hầu như không có sự thay đổi nào. Ngoài ra một cuộc hội thoại ở chế độ công khai sẽ hiệu quả hơn việc gửi tin nhắn cá nhân, nó giúp những người quan tâm tránh được việc bị mất đi thông tin.  Burke chia sẻ: “Những người có bạn bình luận trong đoạn hội thoại công khai thì bớt cảm thấy cô đơn hơn.”


Elan Morgan cũng đề cập đến trải nghiệm hai tuần không sử dụng nút Like, ngoài chức năng Like thì nó còn giúp thuật toán của Facebook cung cấp cho cô những nội dung mà cô muốn.


“Giờ đây tôi thường bình luận nhiều hơn trên Facebook và ít ấn Like lại, News Feed của tôi trở nên thoải mái hơn nhiều cuộc hội thoại hơn. Bằng cách ngưng sử dụng chức năng Like nó giúp bạn thoát ra khỏi một căn phòng đầy những thông tin cập nhật”


Lưu ý: Những lời bình luận có khả năng lôi kéo cảm xúc rất mạnh. Hãy khai thác tối đa khả năng này với cộng đồng của bạn và giúp cho việc trao đổi luôn được tiếp diễn bằng cách trả lời các bình luận của Fan. 


Status


Tại sao chúng ta đăng những Status (Dòng trạng thái)


Một khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy mặc dù chúng ta Like những nội dung từ bạn bè hay bình luận các hình ảnh liên quan, nhưng hầu hết chúng ta không thường xuyên cập nhật nội dung Status.

10% người dùng Facebook cập nhật trạng thái Status của họ hằng ngày
4% người dùng cập nhật Status vài lần trong ngày
25% người dùng nói rằng họ không cập nhật Status trên Facebook.

Điều này khá đơn giản, việc chia sẻ quá nhiều trên Facebook sẽ dẫn đến việc làm phiền đến người khác.

Những điều người dùng Facebook không thích

36% không thích những người chia sẻ quá nhiều thông tin về chính họ
36% không thích những bài đăng hay hình ảnh mà không có sự cho phép của chính chủ
27% không thích những bài đăng hay bình luận mà không có ý nghĩa gì với họ
24% bị nghiện hoặc áp lực từ việc chia sẻ quá nhiều thông tin về chính họ
12% đồng tình rằng khi đăng một nội dung mà bị áp lực phải trở nên thu hút, nhận được nhiều comment và like
12% đồng tình rằng khi phải bình luận trên một nội dung mà người khác đã đăng
5% nhìn thấy các bài đăng về hoạt động mà không có mình trong đó


Vậy tại sao chúng ta vẫn dành thời gian để cập nhật Status trên Facebook? Điều gì đã thúc đẩy họ, họ mong đợi nhận được trải nghiệm gì? Đây là những bí mật khoa học về việc đăng bài trên Facebook.


Việc đăng bài giúp chúng ta cảm thấy kết nối


Một khảo sát trên một nhóm sinh viên Đại học Arizona, họ được theo dõi các mức độ của sự cô đơn “loneliness levels” khi đăng bài trên Facebook.  Khảo sát cho thấy những sinh viên đăng các Status thường xuyên thì có mức độ của sự cô đơn “loneliness levels” thấp hơn.


Điều này vẫn đúng trong trường hợp không có ai Like hay bình luận trong các bài đăng.  Khảo sát chứng minh việc đó làm giảm sự cô đơn và tăng cảm giác kết nối với cộng đồng.


Tuy nhiên, khi người dùng thấy Status trên mạng xã hội không nhận được sự tương tác như kì vọng thì họ sẽ có cảm giác như không thuộc về nơi này.


Vậy điều gì ngăn chúng ta đăng bài?


Chúng ta đã biết vì sao chúng ta đăng bài, vậy chúng ta có biết tại sao chúng ta không đăng? Các nhà khảo sát đã theo dõi hoạt động của 3,9 triệu người dùng trong hơn 17 ngày và nhận thấy rằng có 71% người dùng có ít nhất một Status hoặc bình luận không được đăng. Tức là trung bình cứ mỗi 4,52 Status và 3,2 bình luận thì người dùng sẽ thay đổi quyết định đăng.


Khảo sát cho thấy, người đăng bài sẽ tự kiểm duyệt nội dung khi cảm thấy khó xác định người người xem. Vì người dùng Facebook có xu hướng rất đa dạng nên nội dung đăng sẽ khó xuất hiện cho  tất cả mọi người. Tuy nhiên với những bài đăng của người khác, người dùng sẽ ít kiểm duyệt nội dung bình luận của mình hơn vì người xem đã được cụ thể hóa.


Lưu ý: Người dùng tương tác trên Facebook khi họ cảm thấy được kết nối với những người khác và hiểu được đối tượng của họ. Bạn có thể áp dụng những điều này trên Fanpage của bạn.


share


Tại sao chúng ta Share (Chia sẻ)


Cách đây vài năm, tờ New York Times đã làm một khảo sát tuyệt vời tìm hiểu tại sao chúng ta Share trên mạng xã hội. Sau đây là 5 điều đã thúc đẩy người dùng Share:


Để mang những nội dung vui và có giá trị đến người khác


49% kết quả này nói việc Share giúp đưa thông tin những sản phẩm họ quan tâm, những ý tưởng hay và kêu gọi mọi người hành động.


Để xác định bản thân với người khác.


68% kết quả nói rằng việc chia sẻ giúp họ chứng tỏ với người khác họ là ai và những điều họ quan tâm


Để duy trì và phát triển mối quan hệ


78% kết quả nói rằng họ chia sẻ thông tin online giúp họ kết nối với những người họ không thể gặp mặt trực tiếp


Cảm thấy thỏa mãn


69% kết quả cho thấy là bởi vì họ cảm thấy được tham gia nhiều hơn


Để nói lên những điều mà họ quan tâm


84% kết quả cho thấy đó là một cách tốt để hỗ trợ những vấn đề mà họ quan tâm.


Một kết quả khác từ Ipsos cũng cho thấy, mọi người thường


Chia sẻ những điều thú vị – 61%
Chia sẻ những điều quan trọng – 43%
Chia sẻ những niềm vui – 43%
Cho người khác biết những điều mình tin tưởng và thể hiện bản thân là ai – 37%
Để khuyến khích một sản phẩm, dịch vụ, bộ phim, sách,… 30%
Để hỗ trợ một tổ chức – 29%
Để chia sẻ điều thật đặc biệt – 26%
Để cho người khác biết mình đang làm gì – 22%
Để bổ sung vào những chủ đề hay đoạn hội thoại – 20%
Chứng tỏ là mình hiểu biết – 10%


Một điều nữa nên biết về những gì chúng ta Share: chia sẻ những nội dung sẽ kích hoạt cảm xúc mạnh như vui, sợ hãi, giận dữ hay những cảm xúc khác như là buồn, hài lòng.


Lưu ý: Với những nội dung mong muốn được Share, cần dựa trên những điều sau


Tạo ra nội dung thật sự vui và hữu dụng giúp cho người xem, giúp họ trở nên thông minh hơn hiểu biết hơn.


Tạo ra nội dung mà người xem có thể chia sẻ với những người khác nữa. Thương hiệu của bạn có thể là giúp chứng minh bản thân người dùng hay đơn giản hơn giúp họ chia sẻ một thông

điệp mà qua đó chứng minh bản thân của họ


Tạo ra nội dung mà giúp cho người xem tương tác được với những người khác.


Lưu ý cuối cùng: Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta lẩn tránh và không tham gia


Vậy Facebook liệu có mặt tiêu cực? Một số nhà nghiên cứu lo ngại rằng Facebook có thể khiến chúng ta trở nên cô đơn hơn, ghen tị hơn. Mặt này có thể sẽ diễn ra khi chúng ta trở nên bị động hơn, không tham gia vào các hoạt động của Facebook.


Một khảo sát từ Carnegie Mellon năm 2010 cho thấy, khi người ta tương tác trên Facebook như đăng bài, nhắn tin, thích,… thì cảm xúc về mặt xã hội của họ tăng lên, trong khi cảm giác cô đơn giảm xuống. Nhưng với những người lẩn tránh và không tham gia, Facebook khiến cảm giác cô đơn của những người đó gia tăng.


Một kết quả nghiên cứu từ Moira Burke cho thấy việc không tham gia Facebook sẽ dẫn đến sự trầm cảm. “Nếu như hai người phụ nữ cùng trò chuyện với bạn của họ trong cùng một khoảng thời gian, những ai dành nhiều thời gian với bạn bè trên Facebook sẽ tích cực hơn, còn người kia sẽ có xu hướng trầm cảm hơn”


Bên trên là những yếu tố tâm lý đằng sau các hoạt động trải nghiệm trên Facebook. Những điều trên có đúng với bạn không?

 

(source: bufferapp)